Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức là gì? Cỗ xe tăng mạnh mẽ

1970-01-01 08:01:02

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức được mệnh danh là cỗ máy xe tăng tại các giải đấu lớn.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức là đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện Đức trong các giải đấu môn thể thao bóng đá nam quốc tế kể từ năm 1908 với Hiệp hội bóng đá Đức là cấp quản lý của đội tuyển. Đã từng có hai đội tuyển quốc gia khác của Đức được FIFA công nhận: Đội tuyển Saarland đại diện cho Saarland (1950–1956) và Đội tuyển Đông Đức đại diện cho Cộng hòa Dân chủ Đức (1952–1990). Thành tích của cả hai đều được ghép vào lịch sử đội tuyển quốc gia Đức hiện tại. 

Đức là một trong những đội tuyển thành công nhất trên đấu trường quốc tế với khối thành tích: 4 lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990 và 2014), 1 lần vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và 3 lần vô địch Euro (1972, 1980 và 1996). Họ cũng từng 3 lần giành vị trí á quân ở Euro và 4 lần á quân ở World Cup cũng như 4 lần ở vị trí thứ ba. Còn ở đấu trường Olympic, đội tuyển Đông Đức cũ từng giành huy chương vàng vào năm 1976 trong khi đội tuyển Tây Đức (tiền thân của đội tuyển Đức ngày nay) giành một huy chương bạc và ba huy chương đồng.  World Cup 2014, đội tuyển Đức giành hệ số Elo cao nhất trong lịch sử của tất cả các đội tuyển quốc gia, với kỷ lục 2200 điểm. Sau khi giành Cúp Liên đoàn các châu lục 2017, đội trở thành một trong bốn - cùng với Brazil, Argentina và Pháp - giành được 3 danh hiệu bóng đá nam quan trọng nhất mà FIFA công nhận: World Cup, Confederations Cup và Olympic.

Đội tuyển Đức cũng là đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ. Đức cũng là đội tuyển châu Âu duy nhất đã tham dự mọi kỳ World Cup từ trước tới nay.

Lịch sử đội bóng

Giữa các năm 1899 và 1901, trước khi hình thành đội tuyển quốc gia, họ đã có 5 trận đấu quốc tế không chính thức giữa các đội bóng khác nhau. 8 năm sau khi thành lập Hiệp hội bóng đá Đức (DFB), trận đấu chính thức đầu tiên của đội tuyển quốc gia Đức diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 1908 gặp Thụy Sĩ. 

Đội tuyển Tây Đức với người đội trưởng Fritz Walter gặp Hungary ở vòng bảng, Đức bị thua 3–8. Tây Đức gặp lại tuyển Hungary với "đầu tàu" là huyền thoại Ferenc Puskas trong trận chung kết với sức mạnh của đội Hungary lúc đó đã không bị đánh bại trong 32 trận liên tiếp. Với diễn biến kịch tính, đội Tây Đức đã giành chiến thắng 3–2 khi Helmut Rahn ghi bàn thắng quan trọng ở phút 84. Chiến thắng này còn được gọi là "Sự kỳ diệu ở Bern" (Das Wunder von Bern).

Năm 1964, Helmut Schön trở thành huấn luyện viên trưởng. Ở World Cup 1966, Tây Đức vào trận chung kết gặp chủ nhà Anh, bàn thắng đầu tiên của Geoff Hurst trở thành một trong những bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử World Cup. Hurst sau đó ghi thêm một bàn thắng nữa giúp đội tuyển Anh giành chiến thắng chung cuộc 4–2. Đội tuyển Tây Đức gặp lại tuyển Anh ở tứ kết tại World Cup 1970 và đã trả được món nợ khi chiến thắng 3–2. Trong trận tứ kết với Italia có tới 5 bàn thắng trong hiệp phụ và là một trong những trận bóng kịch tính nhất trong lịch sử giải vô địch bóng đá thế giới, và thường được gọi là "Trận bóng thế kỷ" đối với cả Đức và Ý.

Năm 1971, Franz Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển quốc gia. Ông đã dẫn dắt đội tuyển đoạt chức vô địch châu Âu Euro 1972, khi đánh bại Liên Xô 3–0 trong trận chung kết. Là chủ nhà của World Cup 1974, họ đã giành chức vô địch lần thứ hai khi thắng Hà Lan 2–1 trong trận chung kết. Tây Đức đã không bảo vệ được các chức vô địch của họ ở hai sự kiện thể thao lớn tiếp theo. Họ thua đội tuyển Tiệp Khắc trong trận chung kết Euro 1976 ở loạt sút luân lưu. Trong giai đoạn này, cầu thủ Gerd Müller ghi được tổng cộng 14 bàn thắng ở hai kỳ World Cup (1970 và 1974). Ông có 10 bàn thắng ở giải năm 1970 và là vua phá lưới của giải. (Kỷ lục tổng số 14 bàn thắng của Müller tại World Cup bị Ronaldo phá vỡ vào năm 2006 và sau đó đến lượt Miroslav Klose phá vỡ vào năm 2014 với 16 bàn thắng

Franz Beckenbauer trở lại làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia. Ở giải vô địch bóng đá thế giới 1990, Tây Đức lần thứ ba vô địch World Cup, và cũng lập lên kỷ lục với ba lần liên tiếp họ vào chung kết. Beckenbauer, người giành chức vô địch World Cup 1974 với tư cách là đội trưởng, do đó trở thành cầu thủ thứ 2 vô địch World Cup với vai trò là đội trưởng và huấn luyện viên. Sau khi Tây Đức giành vô địch World Cup 1990 ở tại Ý, trợ lý huấn luyện viên Berti Vogts lên thay thế huấn luyện viên về hưu Beckenbauer. Sau khi đất nước thống nhất giành được danh hiệu lớn đầu tiên khi họ vô địch Euro 1996 ở Anh, trở thành đội bóng châu Âu đầu tiên vô địch lần thứ ba. Tham dự World Cup 2002, sau khi để thua Brazil trong trận chung kết, thủ môn và đội trưởng Oliver Kahn giành Quả bóng Vàng, và là lần đầu tiên trong lịch sử World Cup một thủ môn đạt được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải. FIFA World Cup 2006, ở trận tranh giải ba, Đức thắng Bồ Đào Nha với tỉ số 3–1. Miroslav Klose nhận Chiếc giày Vàng nhờ danh hiệu vua phá lưới của giải. 

Tại World Cup 2014 trên đất Brazil, Joachim Löw là tân huấn luyện viên trưởng đã đưa đội tuyển Đức vào tới trận chung kết để đánh bại Argentina chỉ với 1 bàn thắng để lên ngôi vô địch lần thứ tư. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đội bóng châu Âu vô địch World Cup trên đất châu Mỹ. Chiến thắng 7–1 ở bán kết trước Brazil là một thời điểm lịch sử đối với cả hai đội và World Cup. Đức trở thành đội đầu tiên trong lịch sử ghi được 5 bàn trong vòng 18 phút ở hiệp một. Họ ghi được 4 bàn chỉ trong vòng 400 giây và tỷ số là 5–0 cho đến hết hiệp một với các bàn thắng của Thomas Müller, Miroslav Klose, Sami Khedira và 1 cú đúp của Toni Kroos. Miroslav Klose cũng ghi bàn thứ 16 của anh trong lịch sử World Cup ở phút thứ 23 và trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất của giải vô địch bóng đá thế giới, phá vỡ kỷ lục của Ronaldo. Đức cũng lập lên nhiều kỷ lục ở World Cup với chiến thắng này, bao gồm kỷ lục của Klose, đội đầu tiên vào bán kết 4 lần liên tiếp, đội đầu tiên ghi 7 bàn thắng ở trận đấu thuộc vòng loại trực tiếp của World Cup, 5 bàn thắng liên tiếp nhanh nhất trong lịch sử World Cup (bốn bàn được ghi chỉ trong 400 giây), đội bóng đầu tiên ghi 5 bàn trong hiệp một của bán kết. Đức cũng có lần đầu tiên giành chức vô địch Cúp Liên lục địa khi đánh bại Chile 1-0 với bàn thắng duy nhất của tiền đạo Lars Stindl để đăng quang tại Confederations Cup 2017 trên đất Nga. 

Tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 trên đất Nga, Đức tham dự với tư cách đương kim vô địch thế giới, họ coi đây là một giải đấu giao hữu lớn nhưng không quá quan trọng và chỉ mang sang đội hình B. Đội tuyển Đức 1 lần nữa vô địch giải đấu và lại vươn lên đứng đầu trong bảng xếp hạng FIFA và rồi đã duy trì nó cho đến tận vòng chung kết World Cup 2018. Sau thất vọng tại Euro 2020, Hansi Flick, cựu huấn luyện viên Bayern Munich tiếp nhận cương vị huấn luyện viên trưởng. Thành công chỉ tiếp nối sau đó khi Đức tiếp tục đánh bại Liechtenstein, Armenia, Iceland, Romania và Bắc Macedonia tại vòng loại World Cup 2022. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, Đức đánh bại Bắc Macedonia với tỷ số 4–0 để trở thành đội đầu tiên giành vé tham dự World Cup 2022 tại Qatar.

 

Trang phục thi đấu

 

Thành tích đội bóng

-Vô địch thế giới: (4 lần) 1954, 1974, 1990, 2014

Á quân (4 lần)

Hạng ba (4 lần)

-Cúp Liên đoàn các châu lục: 2017

Hạng ba 2005

-Vô địch châu Âu: (3 lần)

Á quân (3 lần)

-Bóng đá nam tại Olympic:

1 Huy Chương Vàng

1 Huy Chương Bạc

3 Huy Chương Đồng

-U.S. Cup 1993

-Hạng ba Giải đấu Bốn Quốc gia'

-'FIFA World Cup Fair Play Trophy'

-'FIFA Confederations Cup Fair Play Award'

-'FIFA Team of the Year'

'Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus dành cho Đội của năm' '

'Đội bóng thế giới của năm' (2 lần)

'Giải vô địch bóng đá thế giới không chính thức' (31 lần)

'Đội thể thao của năm của Đức' (10 lần)

'Silbernes Lorbeerblatt' (7 lần)

Cầu thủ thi đấu nhiều nhất

Cầu thi ghi bàn nhiều nhất

Đội hình thi đấu (năm 2022)

 

Xem thêm các thông tin thú vị khác tại:

Soi kèo World Cup 2022

Lịch World Cup 2022

Kết quả WC 2022

Tỷ lệ kèo World Cup 2022

Tin tức World Cup 2022