Ngoại Hạng Anh là gì? Giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh

1970-01-01 08:00:20

Ngoại hạng Anh là giải vô địch bóng đá đón nhận sự quan tâm từ đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới.

Premier League có tên đầy đủ là English Premier League thường được biết đến với tên gọi Ngoại Hạng Anh .Premier League bao gồm 20 CLB, giải đấu sử dụng hệ thống lên xuống hạng cùng với English Football League (EFL). Đây được coi là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh với sự cạnh tranh cao và mật độ thi đấu dày chủ yếu vào cuối tuần.

Premier League được xem là giải đấu bóng đá vô địch quốc gia được xem nhiều nhất trên thế giới, được phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình thống kê từ những năm 2013-2014. Premier League xếp thứ 1 trong Hệ số UEFA dành cho các giải đấu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu trong 5 mùa giải, tính đến năm 2021.

Lịch sử hình thành giải đấu

Người Anh là những người đầu tiên phát minh ra thể thao bóng đá. Tuy nhiên vào thế kỷ 20, bóng đá Anh lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng với quá nhiều vấn đề như các sân vận động xuống cấp, nạn hooligan và đặc biệt là sau thảm họa tại Bỉ khiến các đội bóng Anh bị cấm chơi các Cúp châu Âu  trong 5 năm. Điều này là cho vị trí của Anh trong bóng đá thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trên cơ sở đó, ngày 20/02/1992 Ngoại hạng Anh ra đời trong vai trò một công ty trách nhiệm hữu hạn. Một công ty truyền hình của Anh, Sky TV đã có được bản quyền truyền hình của giải và ra sức quảng cáo cho Premier League. 

Sau đó, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate. Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu, Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức, vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng.

Cuộc đua top 4 và top 6

Một dấu hiệu nổi bật của Ngoại hạng Anh vào giữa thập niên 2000 là sự thống trị của nhóm "Top Four" gồm bốn câu lạc bộ: Arsenal, Chelsea, LiverpoolManchester United. Trong thập kỷ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị 4 vị trí đầu, nơi có suất tham dự UEFA Champions League. Họ góp mặt cả trong 4 vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League.

Năm 2008, Kevin Keegan phát biểu rằng việc thống trị của "Top Four" đe dọa đến giải đấu: "Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới." Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore phản biện lại rằng: "Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu."

Trên đấu trường châu Âu, từ năm 2005 đến năm 2012, các đội bóng trong Big Four xuất hiện ở chung kết Champions League đến 7 trong tổng số 8 lần (ngoại trừ năm 2010). Liverpool (2005), Manchester United (2008) và Chelsea (2012) đã giành được chức vô địch, với Arsenal (2006), Liverpool (2007), Chelsea (2008) và Manchester United (2009 và 2011) đều để thua chung kết Champions League. Arsenal là đội bóng duy nhất trong "Big Four" chưa giành được chức vô địch Champions League nào trong lịch sử. Leeds United là đội bóng duy nhất ngoài Big Four tiến tới bán kết Champions League (2001).

Từ sau năm 2009, đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Top 4" với việc Tottenham Hotspur và Manchester City cùng lọt vào top 4. Trong mùa giải 2010, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005. Kể từ khi liên tục có sự hiện diện của Manchester City và Tottenham Hotspur ở các vị trí đầu bảng xếp hạng, không có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch Ngoại hạng Anh.Ngoài ra, Premier League là giải vô địch quốc gia duy nhất tại các quốc gia thuộc UEFA mà không có câu lạc bộ nào bảo vệ thành công chức vô địch. Manchester City vô địch mùa 2012, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Top Four" vô địch kể từ mùa 1995.

Năm 2016, vị thế của nhóm Big 4 đã bị phá vỡ hoàn toàn với chức vô địch của Leicester City. “Bầy cáo” đã viết nên câu chuyện cổ tích với ngôi vô địch Premier League và sau đó giành vé dự Champions League. Đây là lần đầu tiên 1 đội nằm ngoài Big Six đầu tiên lọt vào top 4. 

Ở năm 2017, Arsenal lần đầu tiên lọt ra khỏi nhóm ngoài top 4 khi kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 5 chung cuộc. Từ đó, vị thế của nhóm Big 4 không còn và khái niệm Big Six thật sự xuất hiện. Bên ngoài sân cỏ, nhóm “Big 6” nắm giữ sức mạnh và ảnh hưởng về tài chính, các CLB cho rằng họ nên được hưởng phần doanh thu lớn hơn do tầm vóc của họ trên toàn cầu cộng với thứ bóng đá hấp dẫn mà họ mang đến.

Giải thưởng

Chiếc cúp Premier League hiện tại được tạo ra bởi Royal Jewellers Asprey of London. Chiếc cúp bao gồm thân cúp với chiếc vương miện bằng vàng và chiếc đế bằng malachit. Chiếc đế nặng 15 kg còn thân cúp nặng 10 kg.Cả thân và đế cao 76 cm, rộng 43 cm và sâu 25 cm.

Năm 2004, một phiên bản vàng đặc biệt được trao cho Arsenal khi họ giành chức vô địch mà không để thua một trận đấu nào

Ngoài ra còn có những giải thưởng dành cho các cá nhân xuất sắc của giải như:

-Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải

-Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải

-Chiếc giày vàng

-Găng tay vàng

-Đội hình tiêu biểu

-...

Thể thức cơ bản

Có 20 CLB tranh tài ở Premier League, thời gian thi đấu diễn ra từ tháng 8 đến tháng 5 của năm sau đó. Các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt với tổng cộng 38 vòng đấu. Điểm số được tính theo 1 trận thắng 3 điểm, 1 trận hòa được 1 điểm và 1 trận thua không có điểm nào.

3 đội bóng có thứ hạng thấp nhất sẽ phải xuống chơi ở EFL Championship mùa giải sau đó. Còn 2 đội đứng đầu EFL Championship sẽ được thăng hạng lên chơi tại Premier League mùa sau. Suất thăng hạng còn lại được xác định thông qua loạt trận play-off giữa các đội từ thứ 3 đến thứ 6 tại EFL Championship. Đội thắng ở vòng play-off sẽ giành vé thăng hạng lên chơi tại Premier League.

Nhà tài trợ giải đấu

Các câu lạc bộ vô địch

với số lần vô địch:

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu giải đấu


 

Xem thêm các thông tin thú vị khác tại: Bonglive.net