V-league là gì? Giải bóng đá cấp cao nhất tại Việt Nam

1970-01-01 08:00:49

V-league là giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam.

V-league là Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam, còn có tên gọi Night Wolf V.League 1 vì lý do tài trợ. Đây chính là giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành dành cho những câu lạc bộ bóng đá nam. Tổng cục Đường sắt là đội bóng vô địch đầu tiên. Đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải là Viettel, đội bóng kế thừa của Thể Công với tổng cộng 6 chức vô địch V.League.

Lịch sử giải đấu

V-league là giải đấu do Liên đoàn bóng đá tổ chức thường niên hàng năm. Mùa giải đầu tiên được tổ chức vào năm 1980, tính tới thời điểm hiện tại đã có 40 mùa giải được tổ chức. Theo đó, V-league đã có rất nhiều thay đổi về thể thức thi đấu và số lượng đội bóng tham dự. Bắt đầu từ mùa giải 2000 – 2001, Giải Vô địch bóng đá quốc gia đã được chuyển sang cơ chế thi đấu chuyên nghiệp và được gọi tắt là V-league. Ban tổ chức cũng đã cho phép cầu thủ nước ngoài có thể tham gia thi đấu kể từ mùa giải này. Giải đã có 6 lần đổi tên, trung bình cứ 5 mùa giải lại đổi tên một lần. Giải đấu cũng đã 3 lần thay đổi về mặt thể thức thi đấu.  Với sự ra đời của VPF vào năm 2012, quyền tổ chức được chuyển từ VFF sang VPF, cùng với đó tên giải đổi thành Giải bóng đá Ngoại hạng (Super League). Tuy nhiên, sau 5 vòng đấu, giải lấy lại tên là Giải VĐQG Việt Nam (V.League). Sang mùa giải 2013, VPF thay đổi tên viết tắt của giải thành V.League 1. Từ mùa giải 2015, số đội tham dự mỗi mùa giải là 14. Tới năm 2021, đến lượt Câu lạc bộ Than Quảng Ninh dừng hoạt động vì không còn kinh phí trước tác động của dịch COVID-19 mặc dù đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng.

Thể thức thi đấu

-Mùa giải 2020 (do đại dịch COVID-19 tại Việt Nam) và 2023 (do thay đổi lịch thi đấu theo năm từ xuân - đông sang thu - hè kể từ mùa giải 2023–24), sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 8 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra nhà vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng.

-Mùa giải 2021, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn một lượt để tìm ra nhà vô địch, 8 đội còn lại đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng và 1 suất vé vớt (play-off) với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất.

Số lượng vòng đấu tại V-League sẽ dựa vào số lượng đội bóng đăng ký tham dự. Trong 2 màu giải chuyên nghiệp đầu tiên là 2000 – 2001 và 2001 – 2002 chỉ có 10 đội đăng ký tham dự. Mùa giải tiếp theo đã có 12 đội bóng đăng ký tham dự. Tới mùa giải năm 2005 đã có 14 đội bóng tham gia và con số này vẫn được duy trì cho tới mùa giải năm 2020. Ban tổ chức cũng quyết định giữ nguyên số lượng đội bóng tham dự mà không có ý định tăng thêm hay giảm đi. Tuy nhiên, mùa giải V-League năm 2020 có thay đổi về số lượng vòng đấu khi BTC quyết định tăng lên 26 vòng.

Giai đoạn 1 sẽ bao gồm 13 vòng đấu.

Giai đoạn 2 sẽ có 7 vòng đấu dành cho top 8 đội chiến thắng ở giai đoạn 1.

5 vòng đấu của top trụ hạng.

Dựa vào kết quả đối đầu của các đội trong các vòng đấu, bảng xếp hạng của giải đấu sẽ căn cứ theo số điểm mà các đội ghi được và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Trong trường hợp có 2 hoặc nhiều đội bóng có cùng điểm số với nhau thì ban tổ chức sẽ xét đến những chỉ số phụ như:

Kết quả đối đầu trực tiếp.

Hiệu số bàn thắng thua.

Tổng số bàn thắng.

Trong mùa giải 2020 vừa qua, chỉ có duy nhất một đội bị xuống hạng và chỉ có đội giành vô địch tại Giải hạng Nhất được thăng hạng lên thi đấu tại V-League.

Quy định số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch

Giải bắt đầu cho phép sử dụng cầu thủ ngoại từ năm 2000. Hiện tại, các câu lạc bộ được phép đăng ký 3 cầu thủ ngoại, 1 cầu thủ nhập tịch còn cầu thủ gốc Việt Nam được coi như cầu thủ nội. Đối với các đội dự giải châu lục được phép có thêm 1 cầu thủ ngoại quốc tịch châu Á. Trường hợp câu lạc bộ bị loại ở giải cấp châu lục trong giai đoạn 1 thì số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch ở giai đoạn 2 được áp dụng như các câu lạc bộ không tham gia giải châu lục.

Giải thưởng

Giải thưởng tháng

Hàng tháng V.League có các giải thưởng dành cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Hiện tại, hai giải thưởng đầu tiên và giải thưởng cuối cùng do các phóng viên bình chọn, giải thưởng thứ ba do các huấn luyện viên bình chọn. Những đề cử chiến thắng của tháng sẽ nhận được một kỷ niệm chương (trước đây là tiền mặt).

Giải thưởng năm

Sau mỗi mùa giải, ban tổ chức sẽ tiến hành tổng kết và trao các danh hiệu và giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tại 3 giải đấu quan trọng nhất thuộc hệ thống thi đấu của VFF - V.League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia (bao gồm các cầu lạc bộ, huấn luyện viên, cầu thủ, trọng tài xuất sắc nhất của mùa bóng). Từ năm 2019, các giải thưởng này sẽ được vinh danh tại đêm Gala tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp (V.League Awards) do VPF tổ chức vào cuối năm.

Thành tích các câu lạc bộ

-Câu lạc bộ Thể Công (hay còn tên gọi khác là đội bóng quân đội) giành được ngôi vị vô địch 5 lần.

-Đội bóng Becamex Bình Dương: Giành được 4 lần với ngôi vị vô địch, 2 lần giải Nhì và 1 lần giành được giải ba.

-Câu lạc bộ Hà Nội FC: Giành được ngôi vô địch 4 lần, 4 lần giải nhì và 1 lần giải ba.

-Đội tuyển Đà Nẵng: Giành được 2 lần ngôi vị vô địch, giành 2 lần giải nhì và 2 lần giải ba.

-CLB Sông Lam Nghệ An: Giành được ngôi vô địch 2 lần, giành 1 lần giải nhì và 1 lần giải ba.

-Đội Đồng Tâm Long An: Với 2 lần giành ngôi vô địch, giành 3 lần giải nhì và 1 lần giải ba.

-Đội tuyển Hoàng Anh Gia Lai: Giành ngôi vô địch 2 lần và 2 lần giành được giải ba.

 

Xem thêm các thông tin thú vị khác tại: Bonglive.net

 

Pogba là ai?

Sergio Ramos là ai?

Xavi là ai?

Marcelo là ai?